CCXiQi
CCXiQi


Lý Anh Mậu Kỳ Vương

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down

Bài gửi by Admin Wed Jan 14, 2015 2:41 am

Lý Anh Mậu Kỳ Vương  Empty Lý Anh Mậu Kỳ Vương

Admin
Admin
Administrator
Administrator

Tổng số bài gửi : 5122
Points : 8388
Reputation : 1360
Join date : 21/11/2014
Đến từ : Tp.HCM

https://ccxiqi.forumvi.com
Lý Anh Mậu Kỳ Vương  LYANHMAU
Lý Anh Mậu sinh năm 1926, là con của một viên chức làm Sở Kiểm lâm Biên Hoà. Ông là em ruột của nhà văn nổi tiếng Lý Văn Sâm; cả hai anh em sinh ra và lớn lên ở xã Bình Long, huyện Vĩnh Cửu của tỉnh Biên Hoà cũ, nay là thị trấn Vĩnh An, tỉnh Đồng Nai. Có người nhầm lẫn, cho rằng quê của Lý Anh Mậu ở huyện Tân Uyên, trước thuộc Biên Hoà, nay thuộc tỉnh Bình Dương. Bởi làng cờ xưa nay không ai nghĩ ông là người Bình Dương mà vẫn coi ông là "vô địch Biên Hoà" và gọi thân mật ông là Lý Anh Mô. Từ năm 1956, ông về cư ngụ lâu dài ở sau Toà hành chính Gia Định, cạnh nhà thầy bói Nguyễn Văn Thu cũng là một cao thủ cờ tướng, gần chợ Bà Chiểu, nên làng cờ liệt ông vào hàng cao thủ của đất Gia Định.

        Thuở nhỏ Lý Anh Mô theo học ở trường Tiểu học Biên Hoà và bắt đầu học chơi cờ chủ yếu tự mày mò nghiên cứu từ các bài báo in trong tập quảng cáo của nhà thuốc Võ Văn Vân. Lý Anh Mô kể lại : "Hồi đó, khoảng năm 1939-1940, gần nhà có một ông phú hộ rất mê cờ nhưng không đọc được chữ quốc ngữ. Thấy tập quảng cáo của Nhà thuốc Võ Văn Vân có in bài viết dạy cờ, ông ta đưa tiền cho tôi mua giùm và đọc giùm cho ông ta học. Hàng tuần, cứ mỗi sáng thứ bảy, tôi phải đi xe đạp từ thành phố Biên Hoà xuống Đa Kao Sài Gòn mua một quyển, xong quay trở về, đường dài trên 60 km".
        Mới 14-15 tuổi đầu mà phải đạp xe một quảng đường dài như thế, Lý Anh Mô không hề phàn nàn mà còn tỏ ra rất phấn khởi. Thì ra chú nhóc con này còn hơn ông phú hộ nọ, đam mê nghiên cứu các bài dạy cờ, dịch từ Quất Trung bí và Mai hoa phổ. Nhờ vậy Lý Anh Mô sớm lĩnh hội tinh hoa của nghệ thuật cờ tướng và nhanh chóng trở thành một tay cao cờ. Thời ấy khắp xứ Biên Hoà không ai địch lại ông. Đầu năm 1943, vừa đúng 17 tuổi, hùng tâm nổi lên Lý Anh Mô xuống Sài Gòn tìm Hứa Văn Hải để thử tài. Kỳ vương Hải thông cảm tính khí bồng bột của anh bạn trẻ, không hề giận mà còn tỏ ra thương mến, đem một số tài liệu quý lưu giữ từ lâu của mình giao cho Mô (một việc làm hiếm thấy) mong muốn Mô thay mình thống lĩnh làng cờ. Năm 1946, Lý Anh Mô thủ đài ở sòng bạc "Đại thế giới" thỉnh thoảng có dịp giao đấu cùng Hà Quang Bố và được ông dạy cho nhiều bài học nhớ đời. Và cũng nhờ đó mà gíao Bố rất thương và chỉ dẫn cho Lý Anh Mô như một đệ tử thực thụ của mình. Trong gần 10 năm thủ đài, Lý Anh Mô đã đúc kết nhiều bài học kinh nghiệm quý báu, đặc biệt phát triển quan điểm coi cờ là một nghệ thuật cao quý, đòi hỏi phải chơi cho đẹp; tức là phải chiến thắng đối phương nhưng không phải chiến thắng bằng bất cứ giá nào. Nhiều trường hợp phải chiến thắng bằng cách phối hợp các quân, tạo ra một đòn nghệ thuật phối hợp liên hoàn chứ không chiến thắng bằng mọi thủ đoạn.
    Thời Sáu Mẹo ở Gò Công mới lên, trình độ cờ còn yếu, Lý Anh Mô phải chấp 1 nước tiên và ăn của Sáu Mạo khá bộn tiền, đến đỗi sau này Sáu Mẹo đánh lên tay, được làng cờ phong lên hà Thượng tướng vẫn không dám rủ đối phương ngồi lại cá cược.
Lý Anh Mô cũng có nhiều đệ tử, nhưng công đóng góp đáng ghi nhận nhất của ông là để lại cho đời hơn 10 quyển sách nhằm phổ cập cờ tướng cho đông đảo người chơi cờ. Nhiều tay cờ trẻ hồi thập niên 60 của thế kỷ trước nhờ học mấy quyển sách của ông mà lĩnh hội được tinh hoa của cờ và sau đó trở thành cao thủ, như Lê Thiên Vị, Dương Thanh Danh...Cũng như Thái Sanh Bính, ông đã đưa lý luận vào cờ tướng mà ông gọi "kỳ lý", để hướng dẫn người chơi có những "nguyên tắc" phải tuân thủ khi đánh cờ. Phần lý luận này thực sự chưa được đào sâu, tính tổng kết còn hạn chế, nhưng cách đây trên nửa thế kỷ mà nêu được như vậy đã là một cố gắng rất đáng khen.
   Điều đáng tiếc là thời gian ông làm chủ đài ở Đại thế giới, được trả lương hậu hĩnh, không biết sử dụng tiền để làm gì, ông nghe lời một số bạn bè hư hỏng, giao du cùng "nàng tiên nâu". Rồi những năm Đại thế giới bị dẹp (từ năm 1955 trở đi) ông thất nghiệp và cô bạn tri kỷ bắt đầu hành hạ ông. Lúc đó nhiều người bạn cờ ngạc nhiên: một Lý Anh Mô chơi cờ hoà hoa, phóng khoáng ngày nào, sao bây giờ bệ rạc, lẩm cẩm như vậy? Đúng, thiếu thuốc ông không nghĩ được gì! Sau đó ông phải đi giang hồ kiếm sống và dùng "mooc phin" chích cho đỡ ghiền. Ông không lập gia đình, cả cuộc đời dành cho cờ và cho nàng tiên nâu. Ông mất vào cuối năm 1978 sau một ca tai biến mạch máu não để lại sự ngậm ngùi, thương tiếc cho người thân và bạn bè.
Năm 1963, khi Kỳ vương Lý Chí Hải đến thăm làng cờ miền nam lần thứ hai. Ban tổ chức có mời Lý Anh Mô ra thi đấu với Lý Chí Hải. Nghe tin này Thái Sanh Bính đến gặp Lý Anh Mô thương lượng: Anh nhường cho tôi đấu với Lý Chí Hải, tiền bồi dưỡng 1.000$, tôi sẽ gửi lại cho anh, đồng thời tôi đưa thêm cho anh 3.000$ cho anh rủ Lý Chí Hải đánh độ, mỗi ván 2.000$.
Nghe bùi tai, Lý Anh Mô đồng ý nhường cho Thái Sanh Bính đấu công khai còn bản thân anh thì thuê phòng ngủ đấu với Lý Chí Hải 2 ván. Và như đã nêu ở trên: Sức cờ của Lý Anh Mô sau năm 1955 bắt đầu sa sút nghiêm trọng, trận đấu thử tài với Lý Chí Hải đã thất bại thảm hại, không khác gì Thái Sanh Bính!

(Trích từ kể truyện cờ tướng của Quách Anh Tú)
Về Đầu Trang Go down
  • Trả lời chủ đề này

Bài gửi by Admin Wed Jan 14, 2015 2:42 am

Lý Anh Mậu Kỳ Vương  Empty Re: Lý Anh Mậu Kỳ Vương

Admin
Admin
Administrator
Administrator

Tổng số bài gửi : 5122
Points : 8388
Reputation : 1360
Join date : 21/11/2014
Đến từ : Tp.HCM

https://ccxiqi.forumvi.com
Lý Anh Mậu Kỳ Vương  LYANHMAU
Lý Anh Mậu, em của nhà văn Lý Văn Sâm, là một đại kiện tướng về cờ Tướng Việt Nam. Hình bên là một trong nhiều bìa sách cờ thế của Lý Anh Mậu, trước đây được nhà xuất bản Khai Trí tại Saigon in lại rất nhiều. Đổi đời, bảng hiệu Khai Trí không còn nữa, nhưng sách cờ tướng của Mậu vẫn tái bản luôn.

Thời tôi còn niên thiếu ở Sài Gòn, Lý Văn Sâm đã nổi danh như cồn trong các tuần báo, nhật báo và văn học thời chống Pháp. 

Tôi nhớ rõ lúc còn trẻ từng thuộc làu các câu thơ trên báo thế giới như câu chuyện Lục Quốc Tranh Hùng kể về giai thoại các ký giả, văn thi sĩ lừng danh thời đó như Vũ Anh Khanh, Thẩm Thệ Hà, Ái Lan, Hoàng Tố Nguyên, Chim Xanh Liên Chớp... 

Trong truyện Lục Quốc Tranh Hùng có ghi phần I; 

Lý Văn Sâm bán áo nuôi con 
Thẩm Thệ Hà qua sông tìm bạn mới 

Hoặc 

Thích chưng ảnh Vũ anh Khanh mang họa 
Ham làm báo Dương Tử Giang ở tù... 

Vì ông anh Lý Văn Sâm nổi tiếng quá, nên Lý Anh Mậu suy nghĩ. 

-Ảnh nổi tiếng là văn nghệ sĩ quá rồi, bây giờ mình viết văn thì không hơn được ảnh. Vậy phải đi đường khác. 

Con đường ưa thích nhất của Lý Anh Mậu là chơi cờ tướng vì từ thuở bé, cậu bé thần đồng ở Biên Hòa tuy nhỏ mà chưa nhường ai một nước cờ nào hết. 

Tuy nhiên chơi cờ tướng thì suốt ngày ngồi còm lưng uống nước lã, Lý Anh Mậu phải tìm cách kiếm tiền để độ nhật. Vì thế nên ông xin vào tiệm hớt tóc để học nghề thầy hớt tóc, lấy rái tay. Chẳng mấy lâu đã thành thạo, ông bèn tự đóng một cái thùng cây nhỏ để đi hớt tóc dạo. Vừa kiếm cơm nuôi miệng, vừa gặp nơi nào có bày cờ tướng thì nhào vô xem cho đã hay đánh một vài ván với làng xóm cho vui. 

Thế là với cái thùng hớt tóc, ông len lỏi khắp thôn xóm Biên Hòa, đi tới đâu cũng rao mời: 

-Hớt tóc dạo đây. 

-Hớt tóc lấy ráy tai đây! 

Cứ thế mà ông kiếm cũng đủ tiền cho tấm thân gầy nhom, cái bụng lép xẹp của mình sống qua ngày. 

Không nổi tiếng văn nhân nhà báo như người anh, nhưng ông được các vị lão thành trong làng kỳ thủ rất trọng vọng yêu mến. Ngày nọ ông cầm trên tay một ổ bánh mì baguet (bánh mì đũa) ngồi đưới gốc cây đa to ở đình Phú Thạnh, ăn bánh mì với hai ba quả chuối già, uống mấy ngụm nước mưa múc ở nhà người dân trong xóm đình. 

Ngày xưa, mỗi nhà thường đặt một cái lu trước thềm để hứng nước mưa uống. Dựa bên cái lu, cái vại lớn, người ta có chống một cái sào có nạng, cháng hai cháng ba, rồi móc một cái gáo dừa để múc nước. Lu nước luôn trong vắt mát lạnh như nước đá để cho người qua đường ai khát thì uống khỏi trả tiền, cũng không cần một tiếng cám ơn cám nghĩa gì. 

Đó là người dân Nam Bộ. Nhưng khi hiềm khích nhau, tranh tụng ruộng đất hay chuyện danh dự làng xã, có gia đình người em dành đất với gia đình anh ruột ở Cái Bè, họ lén mướn thầy bùa Chà Châu Giang thư ếm, và bỏ thuốc độc vào mấy cái lu nước uống ngoài sân để hại nhau. 

Từ đó dân Hậu Giang cũng ngại bùa ngãi của bọn thầy người Xiêm, cả người Ấn. Nhất là sợ người Ấn võ nghệ cao cường một mình vác cái bị vải to đi bán dạo khắp nơi. Họ bán vải lụa tốt giá rẻ, bà con nào không tiền thì mua chịu cũng được, rồi hẹn ngày vài ba tháng trả tiền sau. Nhưng đừng ai quịt của họ một đồng nào cả, vì quịt thì bị họ thư ếm cho mà chết. Có người gian tham bị ếm bụng to sình, có người bị thư cả một cây kéo vào bụng.

Lý Anh Mậu biết chuyện đó, nhưng ông không sợ gì hết, cứ đi hớt tóc dạo, khát nước thì coi ai có ly nước ngoài thềm mà vào xin uống một hai gáo. 

Bữa đó trời nắng nóng như lửa, ăn xong ổ bánh mì dài thòn như chiếc đũa rồi thấy khát nước, Lý Anh Mậu xách thùng hớt tóc lên đi dọc theo đám hàng rào bông bụp, tìm nhà có lu nước để uống. Thời may, trong căn nhà vách bổ kho, cột lớn như cột đình, lại cất nền đá ong nhà theo kiểu Tây, có vẻ bề thế của một ông phú hộ nào đó. 

Trong nhà có tiếng chó sủa ra, Lý Anh Mậu vạch hàng rào nhìu vô thì thấy bốn năm ông già có vẻ kỳ lão, ăn mặc toàn gấm lụa đang đấu cờ tướng, tiếng nói cười vang ra cả ngoài mé lộ. Lý Anh Mậu xách thùng đồ nghề rao lớn: 

-Hớt tóc dạo có lấy ráy tai đây bà con ơi... Hớt tóc dạo đây! 

Phần nhiều Lý Anh Mậu chỉ hớt cho các chú học sinh hoặc đám con nít trong làng. Người lớn còn nhiều kẻ để tóc búi lên, ít ai thích hớt ngắn cho gọn 

Mấy ông già vừa đánh cờ, vừa nhịp quân cờ lắc cắc, vừa hù dọa, trêu chọc nhau, có vẻ gay cấn quá tay. 

Chàng họ Lý lúc đó mới mười bảy mười tám tuổi, độc thân sống bụi đời, lại ăn mặc lem luốc lang thang cũng chẳng kém gì cái bang ba bốn túi. Thấy đánh cờ thì phấn khích lên, giở tay đẩy cái cổng qua bên, xách thùng hớt tóc đi vào. 

Bất thần hai con chó đen, loại chó Phú Quốc rất khôn ngoan, hung tợn nhảy sồ ra cắn lấy quần dài của chàng Lý lôi đi. 

Lý Anh Mậu la hoảng: 

-Chó! Chó! 

Mấy cụ già mê chơi cờ không để ý cậu thanh niên bị chó lôi sệch vào sân rộng. 

Người nhà ra la đàn chó, rồi hỏi: 

-Ở đây có ai kêu vô hớt tóc đâu mà dám mở cổng vào nhà chứ! 

Lý Anh Mậu mới hoàn hồn cúi đầu nói: 

-Dạ... tôi xin phép bà chủ cho vô để coi đánh cờ tướng. 

Bà ta cũng độ trung niên, vẻ mặt lộ ra vẻ đài các, nhưng cũng là người đạo mạo hiền từ nên hạ giọng: 

-Vào nhà ẩu như thế, may mà con chó nó chỉ cắn quần thôi, nó dữ lắm có thể chồm lên cắn cổ đó nghen... con! 

Lý Anh Mậu khúm núm: 

-Dạ... dạ. 

-Thôi ra ngoài đi hớt tóc đi. Mấy ông già đánh cờ tướng khá lắm, mầy vào coi nói bậy bạ thì ăn roi đó! 

Lý Anh Mậu năn nỉ: 

-Xin cho coi một chút thôi. Tôi không nói gì đâu! 

-Ừ, coi bộ mầy mê cờ dữ lắm hả. 

Lý Anh Mậu nói: 

-Con thích lắm. Vừa coi vừa nghỉ chân một lát. Xin bà chủ cho con gáo nước lạnh! 

Bà chủ nói: 

-Đã đòi coi đánh cờ bây giờ lại đòi uống nước nữa chứ! Ai mà hầu dễ thế! Nói thì nói bà ta vẫn gọi một cô gái ra đem cho Lý Anh Mậu tô nước lọc, nói: 

-Uống thì uống đi. 

Cô gái trắng trẻo dễ thương cũng trạc tuổi như Lý Anh Mậu, cô trao tô nước lớn rồi hỏi tự nhiên: 

-Còn khát nước nữa không! 

-Hết khát rồi. Cám ơn cô! 

Thấy anh chàng tuy có bộ dạng nghèo khó nhưng ăn nói lễ độ, cô gái gật đầu một cái rồi cầm cái tô đi vào nhà trong. 

Lý Anh Mậu để thùng hớt tóc dưới cột nhà, đi lại gần các kỳ thủ. Đã đến lúc cờ tàn rồi, nhất là ông chủ nhà đang cầm cự với đối phương để kéo dài thời gian. 

Ông Ba Lân, vừa đánh vừa lắc đầu: 

-Ờ! ờ! Ván này hơi khó cho ta đây. 

Ông Kỳ là đối thủ nói: 

-Ráng gỡ đi ông bạn! Ông là tay chơi cờ hạng nhất ở vùng này mà. 

Ba Lân chơt thấy có anh chàng trai trẻ đang chăm chăm nhìn mình, bỗng hỏi: 

-Cậu ở đâu vào đây! 

-Dạ đi hớt tóc dạo, thấy đánh cờ vui quá nên cháu mới vô coi thử! 

Ông Ba Lân cáu lên: -Mầy con nít biết cái gì mà coi... thử chớ" 

Lý Anh Mậu mê cờ, cóc cần nghe ông Ba Lân cự nự. Bỗng anh thấy sáng ra một nước cờ tàn bèn nói: 

-Bác ơi! Bác cho con pháo bình ba rồi cho con chốt đầu lội qua sông đi bác. 

Ba Lân suy nghĩ một chút, bèn làm theo lời thằng bé, chợt Lý Anh Mậu cười khúc khích nói nhỏ: 

-Thọc cho xe xuống chiếu đi, còn chờ gì nữa. 

Chỉ qua hai nước cờ đã gỡ thế bí cho chủ nhân, ông Ba Lân đang chơi bỗng xoa đầu Lý Anh Mậu một cái rồi nói: 

-Khá lắm! Khá lắm! 

Ông Kỳ đối thủ của Ba Lân nói: 

-Chỉ tại cái thằng con nít này, không thì tao chiếu bí ổng rồi. 

Lý Anh Mậu cười nói: 

-Đó là nước pháo đôi, thế cờ "Minh tu sạn đạo ám độ trần thương" của anh chàng lòn trôn giữa chợ đó thôi. 

Chỉ có Hàn Tín là lòn trôn giữa chợ, nhưng giọng nói quá độc ác vừa ám chỉ khinh miệt thế cờ tồi tàn này của Ấm Kỳ, khiến ông Ấm Kỳ đổ quạu quay lại: 

-Thằng hôi hám này đi chơi chỗ khác đi. 

Nhưng ông Ba Lân cười cười nói: 

-Cứ để nó đứng đó, có... ăn thua gì đâu! Ấm Kỳ càu nhàu:

 -Cấm nói vô nói vào. Mầy mà còn nói bậy tao vả cho gãy răng hô của mầy đó. 

Vì gỡ được thế bí nên ông Ba Lân phấn khích lên, ăn Ấm Kỳ hai ván nữa. 

Đã xế trưa rồi, mệt mỏi nên họ dẹp bàn cờ để ăn cơm trưa. 

Nhìn thấy Lý Anh Mậu còn đứng đó, ông Ba Lân lộ hẳn cảm tình nói: 

-Mầy cao cờ lắm. Thích thì ở nhà tao vài ngày chơi cờ với tao nghe. Có gia đình vợ con gì chưa" 

Lý Anh Mậu nói: 

-Dạ... tứ cố vô thân! 

-Vậy thì tốt. Ở lại hớt tóc cho mầy thằng cháu của tao, thôi vô ăn cơm rồi hãy tính sau. 

Nhìn lại thấy Lý Anh Mậu lôi thôi quá nên nói: 

-Nè... em tên gì. Đi tắm rửa cho sạch sẽ rồi tao đưa đồ mới mà mặc. 

Suốt ba ngày Lý Anh Mậu ở lại nhà ông bá hộ Ba Lân, cứ ngày ngày ăn uống trà nước xong thì bàn cờ tướng bày ra đấu nhau. 

Có ván được, có ván thua, nhưng những thế cờ lạ lùng của chú bé Lý Anh Mậu biến hóa càng lúc càng cao, càng lạ lùng. Tuy nhiên Lý anh Mậu rất lễ độ cứ gần chiếu bí ông Ba Lân, lại mở ra cho ông ta đánh tiếp. 

Càng đánh càng say cờ, họ quên ăn quên ngủ. Có lần bà chủ ra nói với ông Ba: 

-Nè... bộ ông muốn "ăn chay" luôn hả! 

Ông Ba khẽ cười nói: 

-Thì bà chờ tui hết ván cờ này đã. Bà có mệt... thì đi nghỉ sớm đi. 

Cô gái ban đầu cho Lý Anh Mậu uống nước cũng ra đứng coi. Cô có vẻ hiểu biết về cờ tướng và cũng xen vào định nước cờ với cha. Đặc biệt là khi có cô gái, Lý Anh Mậu chơi cờ cứ thất thế và chịu thua ông già luôn. Chợt cô nói: 

-Ảnh thả... đó ba ơi! Đừng chơi nữa! 

Ông già ngẩng lên cười: 

-Mầy thả cờ... cho tao ăn hả! 

Lý Anh Mậu hấp tấp nói: 

-Dạ... đâu có, bác đánh thắng con thật mà! 

Sau ván cờ đó, ông Ba Lân vào nói với vợ: 

-Thằng Mậu thông minh, giỏi lắm, lại đánh cờ với tôi có vẻ lịch sự, nó luôn nhường tôi vài ba nước! Tôi nghe nói nó là em của nhà văn Lý Văn Sâm nổi tiếng nữa, đâu có tầm thường! 

Bà nói:

-Cái ông này làm gì mà hỏi lý lịch nó dữ vậy ông" 

Ông Ba Lân nói: 

-Ý tôi muốn nói với bà là con gái mình cũng rất nể phục nó. Con nhỏ xưa nay không hề nể phục ai cả! 

Bà cười: 

-Thôi... tôi biết rồi! vậy ông muốn bắt thằng Mậu này lại... cho ở rể chứ gì! 

Ông Ba nói: 

-Nhưng phải thử cái tài nó có thực hay không đã. Ngày mai tôi mở hội cờ tướng, bà lo các thức ăn đãi tiệc mọi người đi. 

Ngày hôm sau, ông Ba Lân cho bày ra ba bàn cờ tướng mới tinh. Ông cho đầy tớ đưa thư mời như có vẻ thách mọi người xa gần nổi danh cờ tướng khắp nơi về tranh giải. 

Chẳng bao lâu hội cờ tướng mở ra, có cả mấy ông chức sắc trong làng đến. Người dân nghe có hội cờ bỏ cả công việc vườn tược, đồng áng đến xem hội rất đông. 

Hội cờ ba ngày chọn ra ba Kỳ thủ đấu nhau, cuối cùng chọn lại một kiện tướng và cho Lý Anh Mậu ăn mặc đồ mới tinh, lại chít khăn đóng để ngồi chính vị. 

Lần lượt Lý Anh Mậu hạ hết từng người, đến lúc đấu với ông Ấm Kỳ thì có ý nhường ông một nước để thủ hòa!

Thế là tiếng tăm Lý Anh Mậu trong giới cờ tướng nổi lên như cồn, ai cũng đồn đại, đến tai ông anh Lý Văn Sâm. 

Lý Văn Sâm nói với anh em: 

-Thằng đó suốt đời nghèo khổ vì cờ! 

Ông Ba Lân cho con gái nâng khăn sửa túi cho chàng rể phiêu bạt giang hồ. Nhưng chẳng bao lâu, kỳ thủ Lý Anh Mậu lại chán cảnh ngồi không, lại xách thùng hớt tóc dạo từ bỏ gia đình cha mẹ vợ mà ra đi. 

Thời đó có một kỳ thủ đệ nhất ở Bắc Hà vào thi đấu ở hội chợ Vườn Ông Thượng còn gọi là Vườn Bờ rô, kỳ thủ này sau khi hạ gần hết các tay cờ tướng miền Nam thì đụng với Lý Anh Mậu, ba ván cờ quyết tử lừng danh nhưng đều phải hạ tay bái phục chàng thanh niên kỳ tài. 

Vừa lúc đó hội cờ tướng miền Nam có mời được vô địch cờ tướng Hồng Kong là Lý Chế Hải sang đấu. Nhưng Lý Chế Hải đấu với người vô địch cờ tướng Bắc Kỳ đã bị thua trước, nên không được độ với Lý Anh Mậu nữa. 

Lý Anh Mậu thành bậc đại kiện tướng thất nghiệp, lúc này đã ngoài tuổi ba mươi, ông đi lang thang ở chợ Sài gòn để kiếm ăn. 

Nhất là đám bày cờ thế ở bến xe lửa Sài Gòn có Hoàng áo Đỏ, lần nào thấy Lý Anh Mậu đến chen vào coi, cũng đến sau lưng họ Lý bỏ mấy đồng nhét vào tay Lý Anh Mậu mà nói: 

-Cha ơi, lấy mấy đồng uống cà phê rồi đi chỗ khác dùm con, để con kiếm ăn... 

Sài Gòn Chợ Lớn lúc này có nhiều hội cờ tướng nhất là ở quận 5, gần đường Khổng Tử. Số người mê cờ độ, đánh ăn tiền lớn, nghe tiếng Lý Anh Mậu bèn mời vào trợ thủ. Họ đánh cờ trong tiệm nước lớn như Đại La Thiên, Lý Anh Mậu đóng vai người giúp việc bưng nước trà đãi khách. Hễ khi nào chủ quán bị chiếu bí, hay gặp ván cờ khó thì vào cho Lý Anh Mậu bưng bình trà ra, có sẵn ám hiệu, Lý xem nước cờ rồi ra dấu từng nước để chủ thắng đối phương. 

Họ nuôi dưỡng Lý Anh Mậu vài ngày thì họ Lý bị khám phá ra, không dùng được nữa, Lý Anh Mậu lại thất nghiệp, ông đi lang thang vào vùng đồng Ông Cộ ở Gia Định. 

Lúc đó ở đồng Ông Cộ, ăn mày mỗi ngày đi ăn xin, tối về chùm nhum lại đánh bài, cho vay hay ăn nhậu với nhau. Ban ngày chúng đi ăn mày, đứng coi các nhóm đánh cờ ở chợ Sài Gòn gần Kim Sơn, Thanh Thế! Nhờ họ nói, Lý Anh Mậu mới biết Đồng Ông Cộ có sòng bạc lớn, đúng hơn là sòng đánh cờ tướng thật ồn ào đông đúc. 

Phần nhiều dân chạy taxi đến chiều thứ Bảy thì đúc xe từng dọc, từng dãy trên con đường đất um tùm tre nứa và mồ mả rồi bắt đầu đánh cờ tướng ăn tiền lớn với nhau. 

Tay chủ chứa xếp sòng là Hai Thiện, dân có máu mặt đứng sòng tổ chức hội cờ tướng đánh với các kỳ thủ từ Lái Thiêu xuống hay từ Sài Gòn Chợ Lớn vào, toàn con buôn có tiền của. 

Lý Anh Mậu đem theo một ông chủ có tiền ở quán nước Sinh Ký giả làm dân ghiền đi coi đánh cờ đột nhập vào khu đồng Ông Cộ. 

Anh Hai Thiện hôm đó thắng lớn, hết tay chơi định dẹp thì Lý Anh Mậu xin vào đánh. Ván cờ đó số tiền khá lớn. 

Đánh được ba bốn ván thì Lý Anh Mậu thắng được một, sau đó từ từ thắng luôn hai ván rồi đứng lên, hẹn thứ bảy tới. Biết gặp tay cao cờ, Hai Thiện đành đồng ý. Mấy ngày sau Hai Thiện xuống Sài Gòn tìm được Hoàng Áo Đỏ, cả hai đi mời được bậc thầy cờ ở đình Phú Thạnh lên Đồng Ông Cộ để thi đấu với Lý Anh Mậu, ông này tên là Đình Quí xuống núi theo hai người chờ họ Lý vào sáng thứ bảy. 

Hai Thiện bày những ván cờ mình bị thua ra nói: 

-Anh chàng này đánh cờ có thua có thắng. Nhưng rất lạ là đến khi mình chiếu bí lại bị hắn ta chiếu bí lại, ăn chỉ có một hai nước cờ thôi. Tức lắm nên tôi mới thỉnh bác lên đây để đối địch với hắn cho xứng tay.

Đình Quí nói: 

-Chết cha rồi, ông gặp tay cao thủ cờ tướng rồi đây. Để tôi xem tôi có thể đối địch với anh ta nổi hay không cho biết. 

Dân chạy taxi mê cờ tướng như mê đá gà. Sáng thứ bảy đã đậu xe nghẹt cả lối vào vườn nhà Hai Thiện và bắt đầu sát phạt nhau inh ỏi! 

Hai Thiện, Hoàng Áo Đỏ và Đình Quí đang ngồi uống cà phê trông ra đường chờ đội kỳ khách. Mặt trời lên độ một sào thì ba người thấy một trung niên từ xa đi lại. 

Hai Thiện chỉ và nói: 

-Đó đó! Hắn ta tới rồi đó! 

Hai Thiện vừa nói xong, thì Đình Quí và Hoàng Áo Đỏ đứng bật lên gọi. 

-Anh Mậu! anh Mậu! 

Lý Anh Mậu vừa bước tới nghe gọi khựng đứng lại. Hoàng Áo Đỏ chạy vụt ra đón chào. Còn bậc thầy của Hai Thiện là Đình Quí quay lại chửi thề! 

-Chết cha rồi! Mầy nhè ông thầy cờ của tao mà dám đánh với ổng, thua là phải rồi. 

Hoàng Áo Đỏ vui vẻ mời Lý Anh Mậu vào mà giới thiệu: 

-Đây là ông Lý Anh Mậu vua cờ tướng, người đã hạ Lý Chế Hải của Hồng Kong đó, sao anh dám chơi với ông! 

Hai Thiện tá hỏa, mặt sượng trân. 

-Thôi thì bày tiệc rượu lên, đãi ổng một bữa cho thỏa lòng. Gặp thái sơn trước mặt mà thằng em này không biết thật đáng tội. 

Ai nấy đều cười xòa lên. Cả khu đồng Ông Cộ nghe nói có Kỳ Vương, đại kiện tướng Lý Anh Mậu lên chơi kéo ùa nhau chiêm ngưỡng vô cùng huyên náo và đầy trọng vọng đối với ông vua cờ tướng thời đó. 

Trước đây họa sĩ Hoài Nam thường chơi với Lý Anh Mậu, cũng nghiên cứu cờ thế. Có lần hỏi Lý Anh Mậu rằng, Anh có thể tính trước được bao nhiêu nước, Lý đáp: Chừng một trăm nước. 

-Nếu có người giỏi hơn thì thế nào" 

-Họ đi con nào mình đi con nấy. Cùng quá thì thủ huề chứ không thể thua được. 

Suốt đời Lý Anh Mậu mê suy nghĩ về cờ tướng, ông nằm chiêm bao thấy cờ tướng hiện lên trên bầu trời khắp nơi như các vị thần tướng. 

Sau này ông mất ở nơi nào chúng tôi chưa tìm ra được. Sách cờ thế của Lý Anh Mậu được nhà xuất bản Khai Trí in lại rất nhiều cho đến ngày nay vẫn còn tái bản luôn, đó là chút tuyệt nghệ của Lý Anh Mậu, một người suốt đời chỉ nghĩ có cờ tướng mà không quan tâm bất kỳ việc gì cho bản thân của mình. 

(Tác giả: Trần Tuấn Kiệt . Nguồn: Vietbao.com)
Về Đầu Trang Go down
  • Trả lời chủ đề này

Bài gửi by Admin Wed Jan 14, 2015 2:43 am

Lý Anh Mậu Kỳ Vương  Empty Hà Quang Bố

Admin
Admin
Administrator
Administrator

Tổng số bài gửi : 5122
Points : 8388
Reputation : 1360
Join date : 21/11/2014
Đến từ : Tp.HCM

https://ccxiqi.forumvi.com
Lý Anh Mậu Kỳ Vương  HAQUANGBO
   Danh kỳ hà quang bố mà làng cờ tướng Sài gòn, Chợ lớn thời bấy giờ quen gọi  Giáo Bố cùng danh thủ Nguyễn Thanh Ngoan, Hứa Văn Hải từng được tôn sư ( tam    bửu phật) của  viet nam Đương thời ông đi lại giang hồ khắp nam kỳ lục    tỉnh và cả các tỉnh miền trung để khiêu chiếu. năm 1932 , nhân chuyến qua    việt nam, Danh kỳ Triệu Khôn có so tài với Giáo Bố và ván thắng của Giáo Bố    được lão danh thủ Lê Vinh Đường ghi lại trong việt nam tượng kỳ phổ.

Danh kỳ trác tuyệt họ Hà
Hà Quang Bố thường được làng cờ gọi thân mật là Giáo Bố. Ông sinh năm 1907 ở    huyện Long Mỹ, trước kia thuộc Rạch Giá, sau này thuộc về Cần thơ. Vì ông    lập gia đình ở Cà Mau và làm việc tại đây nhiều năm nên mọi người lầm tưởng    ông quê quán ở Cà Mau. 
Điều này có thể hiểu và thông cảm được, nhưng ai đó viết quyển " Gò công xưa"    ghi ông là người Gò Công thì không rõ đã căn cứ vào đâu?
Theo nhà nghiêc cứu Lê Vinh Đường thì Hà Quang Bố có lần nói với mình là hậu    duệ của người Minh Hương. Nhưng Hà Quang Minh- con trai thứ hai của Giáo Bố-    cải chính rằng dòng họ Hà này thuộc tộc người Việt vì chữ Hà viết có thảo    đầu.
Ông nội và cha của Hà Quang Bố đều là những người chơi cờ rất giỏi, lúc mới    lên 10, ông đã được cha là Hà Quang Vinh chỉ dạy, tiến bộ rất nhanh. Năm 15    tuổi, khắp huyện Long Mỹ không có một tay cờ nào đương cự lại ông.

Danh thủ Việt Nam sử dụng Mã hay nhất 
Nhìn    chung nếu đã là tay cờ giỏi thì bất cứ một quân cờ nào cũng phải sử dụng    linh hoạt cả. Tuy nhiên, trong quá trình thi đấu, một số kỳ thủ đều công    nhận cố danh thủ Hà Quang Bố là người sử dụng cặp Mã hay nhất. Năm 1932, học    trò của Chung Trân là Triệu Khôn từ Quảng Đông sang Việt Nam đã bị Hà Quang    Bố đánh thắng một ván. Đương thời ông giáo Bố được làng cờ ca ngợi là “cặp    thần Mã của giáo Bố”. Danh thủ thứ hai của Việt Nam sử dụng cặp Mã hay là Lý    Anh Mậu. Trong một ván thi đấu giải vô địch TP HCM năm 1977 tại Nhà Văn hóa    Lao Động (nay là Cung Văn hóa Lao Động), Lý Anh Mậu đã sử dụng quân Mã rất    xuất sắc, đưa quân Mã vào cửa tử để sau đó bắt được Tướng đối phương.
Danh kỳ hà quang bố mà làng cờ tướng Sài gòn, Chợ lớn thời bấy giờ quen gọi    Giáo Bố cùng danh thủ Nguyễn Thanh Ngoan, Hứa Văn Hải từng được tôn sư ( tam    bửu phật) của  viet nam Đương thời ông đi lại giang hồ khắp nam kỳ lục    tỉnh và cả các tỉnh miền trung để khiêu chiếu. năm 1932 , nhân chuyến qua    việt nam, Danh kỳ Triệu Khôn có so tài với Giáo Bố và ván thắng của Giáo Bố    được lão danh thủ Lê Vinh Đường ghi lại trong việt nam tượng kỳ phổ.
Về Đầu Trang Go down
  • Trả lời chủ đề này

Bài gửi by Sponsored content

Lý Anh Mậu Kỳ Vương  Empty Re: Lý Anh Mậu Kỳ Vương


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down
  • Trả lời chủ đề này

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang

- Similar topics

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết