CCXiQi
CCXiQi


CHUẨN BỊ CHO 1 VÁN ĐẤU NHƯ THẾ NÀO

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down

Bài gửi by Admin Tue Dec 16, 2014 3:19 am

CHUẨN BỊ CHO 1 VÁN ĐẤU NHƯ THẾ NÀO Empty CHUẨN BỊ CHO 1 VÁN ĐẤU NHƯ THẾ NÀO

Admin
Admin
Administrator
Administrator

Tổng số bài gửi : 5122
Points : 8388
Reputation : 1360
Join date : 21/11/2014
Đến từ : Tp.HCM

https://ccxiqi.forumvi.com


Nếu một kỳ thủ trước khi vào một ván đấu không được chuẩn bị chu đáo thì kết quả sẽ kém hẳn.Trước kia, khi cờ vua mới khởi phát ở nước ta thì mạnh ai nấy chơi, không hề có khái niệm “chuẩn bị ván đấu”. Tuy nhiên chỉ ít lâu sau, khi bắt đầu tham gia các giải quốc tế, nhất là các giải lớn như Olympiv cờ vua hay các giải châu lục và thế giới thì nhận thức về việc chuẩn bị cho một ván đấu mới thật sự thông suốt. Nếu một kỳ thủ trước khi vào một ván đấu không được chuẩn bị chu đáo thì kết quả sẽ kém hẳn. Vậy việc chuẩn bị cho một ván đấu là những công việc gì và trình tự được thực hiện như thế nào?

Bước 1. Quan sát thu nhận thông tin từ ván đấu.

Ở các giải quốc tế việc vào xem là bình thường. Huấn luyện viên (HLV) theo dõi kỹ càng ván đấu của học trò mình để có được toàn bộ diễn biến ván cờ (chứ không phải chỉ học trò thi đấu còn HLV đi chơi).

Bước 2. Phân tích ván đấu.

Sau khi thi đấu xongl HLV thường để học trò mình nghỉ ngơi, lấy lại bình tĩnh (nếu bị thua) hoặc có thể để học trò ngủ một giấc. Tuyệt đối không chúc mừng ồn ào, biểu dương thái quá (khi thắng) hay tức giận mắng mỏ, phê phán (khi thua). Trong lúc kỳ thủ nghỉ thì HLV phân tích kỹ càng ván cờ vừa qua. Sau đó thầy và trò cùng nhau ngồi lại. Những ưu khuyết của chiến thuật, chiến lược, đấu pháp, tâm lý được thầy chỉ rõ để học trò rút kinh nghiệm. Trò cũng trình bày những ý kiến, ý đồ của mình để thầy nắm rõ hơn.

Bước 3: Chuẩn bị cho ván đấu mới.

Thường là vào buổi tối (nếu sáng hôm sau đấu) hay buổi sáng (nếu chiều đấu), HLV sau khi đã tìm hiểu kỹ về đối thủ sắp tới của học trò mình, bèn chuẩn bị một phương án tối ưu cho học trò. Khi đó hai thầy trò sẽ cùng nhau duyệt lại phương án và kỳ thủ phải có ý thức tiếp thu thật tốt những gì thầy truyền đạt. Dĩ nhiên khi bên “ta” chuẩn bị thì bên “địch” cũng làm y như thế. Cho nên ở bước này chính là sự đấu trí giữa hai huấn luyện viên. Ai có được nhiều thông tin về đối thủ hơn và “tay nghề” cao hơn thì sẽ chỉ đạo đúng và chính xác hơn sẽ là người tạo điều kiện thuận lợi hơn cho học trò mình giành chiến thắng. Bước cuối này là bước quan trọng nhất và thể hiện tài năng rõ ràng nhất của huấn luyện viên. Tìm ra điểm yếu của đối phương không phải dễ. Đó là cả một quá trình tích lũy thông tin và kinh nghiệm cộng với sự hỗ trợ đắc lực của các công cụ hiện đại. Một chiếc máy vi tính xách tay trở nên tối cần thiết. Hàng trăm, thậm chí hàng nghìn ván cờ của đối thủ được máy đưa ra mổ xẻ: khai cuộc nào chơi lão luyện, khai cuộc nào thường e ngại, khai cuộc nào chẳng mấy khi chơi. Phong cách của đối thủ thế nào: chơi chắc chắn, bảo thủ hay chơi mạo hiểm, bất ngờ, là người phân vân lưỡng lự khi gặp tình thế phức tạp hay là người quyết đoán dứt khoát… kể cả sức khoẻ của đối thủ đang trong tình trạng căng thẳng hay hưng phấn cũng không thể bỏ qua. Phương án chính tối ưu đã xác định nhưng cũng phải có vài ba phương án dự phòng để tránh bất ngờ.

Ỏ đây có thể lấy ví dụ ở hai trường hợp thi đấu của Hoàng Thanh Trang làm điển hình: Một ván tại Cúp cờ vua thế giới tại Thẩm Dương đối mặt với nữ Vô địch Thế giới Tạ Quân. Sau khi tìm hiểu kỹ càng, huấn hiện viên Hoàng Minh Chương (đồng thời là cha của Thanh Trang) đã chuẩn bị cho Thanh Trang một phương án hoàn toàn bất ngờ: đi đúng vào “bài tủ” của Tạ Quân ở giai đoạn ra quân. Tạ Quân tưởng đối thủ thiếu kinh nghiệm (Thanh Trang kém Tạ Quân 10 tuổi, lần đầu tới giải cấp thế giới) bèn ung dung đi theo “đường mòn” quá quen thuộc của mình. Tới cuối khai cục này, Thanh Trang (cầm trắng) bèn đi một nước hoàn toàn mới (đã được chuẩn bị) mà Tạ Quân chưa từng đi. Tạ Quân bị chững lại, suy nghĩ tới hơn nửa tiếng đồng hồ để tìm phương án đối đáp bởi sau nước đi này có rất nhiều biến như nhau. Nhưng tìm được đâu phải dễ. Chính do bị bất ngờ nên Tạ Quân đã phạm sai lầm. Còn Thanh Trang do đã được chuẩn bị chu đáo nên đã thắng Tạ Quân trong một ván cờ có 30 nước. Ván này đã gây một tiếng vang lớn và từ ván này Thanh Trang phấn chấn cứ thế thẳng tiến cho tới trận bán kết của Cúp cờ vua thế giới, thành tích cao nhất trong sự nghiệp cờ của Thanh Trang tính tới thời điểm đó.

Nhưng rồi trong giải VĐTG của FIDE năm 2002, khi đối mặt với nữ kỳ thủ rất trẻ Kosteniuk (kém Trang hai tuổi), huấn luyện viên Hoàng Minh Chương cũng đã chuẩn bị cho Trang một phương án tốt, tuy nhiên huấn luyện viên của đối thủ đã kịp tìm hiểu kỹ phong cách của Trang và chuẩn bị một phương án đột phá trước phương án của Trang vài nước và đã đưa lại thắng lợi cho học trò của mình, loại Thanh Trang ra khỏi cuộc chơi.

—————————–

2 YẾU TỐ ĐỂ CHƠI CỜ TỐT

1/Yếu tố “tâm khảm”:

a. Cảm giác cờ

b. Cách suy nghĩ, tính toán

c. Khả năng tưởng tượng vị trí các quân cờ sau 1 số nước đi

d. Tập đánh giá thế-hay vị trí của các quân, giá trị của chúng. . .

2/Yếu tố “rèn luyện”:

a. Các khai cuộc, các biến của khai cuộc. . . (có thể tham khảo:sách, sotfware)

b. Trung cuộc

c. Tàn cuộc (xem nhiều, chơi nhiều)

Tip: Yếu tố 1 theo tôi là quan trọng vì nó sẽ là yếu tố chủ yếu giúp bạn “chơi cờ” còn yếu tố 2 có thể gọi là “bài” các đấu thủ “ngang cơ “sẽ dùng nó để phân thắng thua.
Về Đầu Trang Go down
  • Trả lời chủ đề này

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang

- Similar topics

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết